Cách đọc bảng thành phần mỹ phẩm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau và sản phẩm nào cũng được quảng cáo là chứa các thành phần diệu kỳ với tên gọi vô cùng lạ và dài đằng đẳng sẽ khiến các bạn gái vô cùng chóng mặt mà hoàn toàn không hiểu gì về thành phần công dụng của mỹ phẩm có tốt và phù hợp với cơ thể hay không.

 

Trước khi chọn 1 mình một sản phẩm nào thì các bạn nên biết các đọc thành phần sản phẩm, hiểu được đặc tính công dụng cơ bản của các thành phần này như thế nào, xuất xứ ra sao, có nhiều hóa chất hay không để chọn cho mình những sản phẩm chăm sóc da tốt, phù hợp và an toàn nhất cho làn da của bản thân nhé.

 

Cùng tham khảo những thành phần cơ bản trong mỹ phẩm và cách đọc hiểu công dụng các thành phần sau bạn nhé!.

 

INCI và 6 thành phần cơ bản có trong mỹ phẩm

 

- INCI (Danh mục quốc tế các thành phần mỹ phẩm - International Nomenclature of Cosmetic Ingredients) là tiêu chuẩn bắt buộc ở Châu Âu mà bất kỳ loại sản phẩm mỹ phẩm nào cũng phải công khai toàn bộ thành phần có trong sản phẩm trên bao bì.

 

- Với bất kỳ các sản phẩm nào thì các bạn cần chú ý đặc biệt đến 6 thành phần đầu tiên trong danh sách vì 6 thành phần này đã chiếm khoảng 70% hỗn hợp mỹ phẩm.

 

- Thông qua 6 thành phần này các bạn sẽ biết được mỹ phẩm mình lựa chọn có phải được chiết xuất từ thiên nhiên hay sử dụng hóa chất và nhất là biết đươc thành phần nào là thành phần độc hại có thể gây tổn hại cho cơ thể chúng ta khi sử dụng thường xuyên. Cùng giải mã các thành phần cơ bản có trong mỹ phẩm các bạn nhé.

 

Thứ tự các thành phần trong INCI

 

- Theo quy định INCI thì các thành phần trong mỹ phẩm được niên yết theo thứ tự giảm dần về nồng độ, điều này có nghĩa là chất nào đứng đầu danh sách thì chất đó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong sản phẩm. Các chất chiếm tỷ lệ ít hơn sẽ đứng phía sau và càng về cuối thì tỷ lệ càng ít.

 

- Thông thường thì 6 thành phần đầu tiên trong danh sách sẽ chiếm 70% hỗn hợp mỹ phẩm vì vvì theo quy định các thành phần dưới 1% sẽ được tự do sắp xếp thứ tự.

 

- Vì quy định này nên nhiều nhà sản xuất sẽ tận dụng để qua mắt người dùng như chọn các thành phần có thể gây hại đặt cuối cùng và nhiều bạn sẽ dễ dàng bỏ qua do danh sách quá dài.

 

Giải mã các thành phần có trong mỹ phẩm

 

- Thành phần đầu tiên và chiếm tỷ lệ nhiều nhất đó chính là chất lỏng: Nước (aqua) hay các loại nước ép hoa trái (juice) hoặc nước chưng cất thực vật (hydrosol) mà các mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thường sử dụng.

 

- Thành phần đứng vị trí thứ 2 là các chất béo với tên gọi là mineral/vegetal oils.

 

- Cuối cùng là các thành phần có tỷ lệ ít hơn thường được sắp xếp đứng ở giữa và cuối danh sách  như:

 

+ Thành phần hoạt tính (active ingredients) có tác dụng chăm sóc cho da: thường là một số hoá chất hoặc các chiết xuất thực vật (extracts)

 

+ Hương liệu hợp hoặc tinh dầu thực vật (fragrances/ perfumes/essential oil/flower extracts)

 

+ Chất nhũ hoá (giúp liên kết các thành phần chất béo và chất lỏng trong kem): chất hoá học hoặc sáp thực vật

 

+ Chất bảo quản (preservatives): paraben, phenoxyethanol, potassium sorbate, sodium benzoate, benzyl alcohol, salicylic acid, vv

 

Bây giờ các bạn đã hiểu các đọc các thành phần cơ bản trên mỹ phẩm và công dụng của các thành phần này ra sao và chiếm tỷ lệ như thế nào rồi đúng không nào? Giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa mỹ phẩm thông thường và mỹ phẩm thiên nhiên hữu cơ ra sao nhé! Và đừng quên các thành phần nào có thể gây hại cho cơ thể chúng ta nên tránh xa nhé.

 

Các thành phần độc hại có trong mỹ phẩm

 

- Nếu trong mỹ phẩm của bạn có những thành phần sau đây thì tuyệt đối không nên dùng vì chúng hầu hết là các hóa chất được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, khiến da bị kích ứng nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài.

 

- Các thành phần thuộc ngành công nghiệp hóa dầu nên tránh xa như: Paraffinum liquidum, cera microcristallina, mineral oil, petrolatum …

 

- Các thành phần có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm được làm từ các hương hiệu tổng hợp, cồn như: BHT, Triclosan, Lanolin, Methyl/Propyl/Caprylyl -alcohol, Cetyl alcohol hay stearic acid, các thành phần kết thúc bằng –eth và Sodium Laureth Sulfate (SLS), Methyl- hay X-isothiazolinone, Perfume...

 

- Các thành phần gây ô nhiễm và silicon có thể gây hại cho môi trường: Dimethicone, cyclohexasiloxane (hoặc các chất khác tên kết thúc bằng -one hay –oxane), EDTA -ylphenol, PEG, PPG...

 

- Các thành phần có nguy cơ gây hại cho sức khỏe cơ thể như: Methyl-, Etyl-và Butylparabe, Phenoxyethanol, Formol-, Quaternium-15, DMDM Hydantoin, Benzophenone ...

 

Các thành phần có trong mỹ phẩm thông thường và mỹ phẩm hữu cơ

 

- Mỹ phẩm hoá học: Water, Butylene Glycol, Glycerin, Cyclopentasiloxane, Phenoxyethanol, Isopropyl Palmitate, Peg-60 Hydrogenated Castor Oil, Triethanolamine, Acrylates/C10-30 Alkyl Acrylate Crosspolymer, Methylparaben, Honey, Mannitol, Fragrance, Tocopheryl Acetate, Propylparaben, Sodium Hyaluronate, Cyclodextrin, Prunus Amygdalus Dulcis Protein/ Sweet Almond Protein, Hexyl Cinnamal, Faex/ Yeast Extract, Alpha-Isomethyl Ionone, Disodium Succinate, Ci 14700/ Red 4.

 

- Mỹ phẩm hữu cơ: Aloe barbadensis leaf juice*, Chamomilla Recutita (Matricaria) flower extract*, Glycerin, Aspalathus lineris (Rooibos) extract*, Hamamelis virginiana (Witch hazel) extract*, Arginine, Hydrolyzed rice protein, Michelia alba flower oïl, Galactoarabinan, Levulinicacid, Sodium levulinate, Potassium sorbate, Sodium carboxymethyl cellulose, Sodium benzoate.

 

(* Các nguyên liệu được chiết xuất hoàn toàn từ sản phẩm hữu cơ)

 

Khi mua bất kỳ 1 sản phẩm nào các bạn cần quan tâm đến xuất xứ, kinh nghiệm nhà sản xuất và đặc biệt phải thử sử dụng trên da mới biết được chất lượng đến đâu. Đừng quên, một sản phẩm dù tốt đến đâu vẫn không thể phù hợp với mọi loại da bạn nhé!

 

Hiện nay trên thị trường VN đang có dòng mỹ phẩm hữu cơ 100% với xuất xứ từ Canada được cấp chứng nhận hữu cơ ECOCERT rất nghiệm ngặt của thế giới là thương hiệu ZENBOTE.

 

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Ecocert tại bài viết sau nhé: Quy trình chứng nhận hữu cơ Ecocert

 

Với những yêu cầu rất cao về nguyên liệu, quy trình sản xuất, một sản phẩm hữu cơ ra đời phải đạt mục tiêu: tôn trọng đặc tính tự nhiên của làn da - tôn trọng tính nguyên bản của nguyên liệu- đồng thời không tạo ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh bởi sự có mặt của mình. Ý nghĩa nhân văn này khiến cho những nhà sản xuất mỹ phẩm hữu cơ cũng có những cách tiếp cận và đạo đức nghề nghiệp riêng. Đây cũng chính là những mục tiêu của Zenboté khi muốn mang đến cho khách hàng một làn da thực sự khỏe mạnh như nó vốn có, một trải nghiệm về cái đẹp thực sự và hòa hợp với thiên nhiên xung quanh. 

 

Tham khảo ngay: Bộ sản phẩm dưỡng da thiên nhiên Zenbote

 

Kiến thức làm đẹp | Cẩm nang cuộc sống