Mỹ phẩm hữu cơ ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả và các giá trị tốt đẹp trong việc sản xuất và tiêu dùng. Chính vì lẽ đó, có không ít các mỹ phẩm tự nhận mình là mỹ phẩm hữu cơ để thu hút sự chú ý của khách hàng. Vậy chúng ta làm thế nào để nhân biết được mỹ phẩm hữu cơ đích thực? Các chuẩn chứng nhận hữu cơ sẽ phần nào giúp người tiêu dùng giải quyết vấn đề này.
Những chứng nhận hữu cơ đáng tin cậy cần đảm bảo một yếu tố quan trọng hàng đầu: tính tự nhiên của sản phẩm. Mỹ phẩm hữu cơ phải loại ra khỏi công thức thành phần các hợp chất hoá dầu hay các chất tổng hợp thuần tuý, silicon, hợp chất éthoxylé, chất bảo quản độc hại cho sứa khoẻ, chất tạo màu tổng hợp, vv.
Đồng thời, các chứng nhận này đảm bảo sản phẩm không được thử nghiệm trên động vật, quá trình sản xuất không gây hại đến sức khoẻ hay môi trường, bao bì không gây ô nhiễm môi trường. Mỗi chứng nhận hữu cơ lại đảm bảo một lượng tối thiểu thành phần hữu cơ. Đó chính là khác biệt lớn nhất giữa các chứng nhận.
Hãy cùng tìm hiểu một số tổ chức cung cấp chứng nhận hữu cơ quan trọng được công nhận ở quy mô quốc tế:
1. ECOCERT – chứng nhận uy tín nhất thế giới
ECOCERT là một tổ chức chứng nhận hữu cơ được thành lập vào năm 1991 tại Pháp, đã tiến hành kiểm tra tại hơn 80 quốc gia và hiện là một trong những tổ chức chứng nhận hữu cơ lớn nhất thế giới. Chứng nhận ECOCERT là tiêu chuẩn quan trọng nhất và có uy tín nhất đối với các nhà sản xuất mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ khi đòi hỏi điều kiện trong một mỹ phẩm hữu cơ phải có tối thiểu 95% thành phần là tự nhiên hoặc biến đổi từ tự nhiên theo quá trình nghiêm ngặt, cẩn thận; tối thiểu 95% thành phần thực vật và tối thiểu 10% tổng các thành phần phải là hữu cơ. Tiêu chuẩn này đảm bảo độ tinh khiết và chất lượng cho các sản phẩm trong ngành mỹ phẩm tự nhiên.
Vậy làm thế nào để ECOCERT có thể thẩm định các thành phần trong một mỹ phẩm hữu cơ là tự nhiên, không bị biến đổi? Và đây là phương pháp để họ kiểm tra chất lượng và nguồn gốc của thành phần:
- Hạt giống của các nhà máy không phải chịu biến đổi di truyền;
- Trên các đồn điền không sử dụng phân bón hóa học;
- Không sử dụng thuốc trừ sâu và kiểm soát dịch hại được thực hiện với sự giúp đỡ những loài côn trùng hay động vật vốn là kẻ thù tự nhiên của chúng hoặc thuốc không độc hại đã được phê duyệt bởi ECOCERT;
- Sản xuất và lưu trữ các sản phẩt trong một tòa nhà thân thiện với môi trường;
- Bên cạnh đó, nhà sản xuất phải có chuơng trình đặc biệt và triệt để nhằm theo dõi quy trình sản xuất của mỹ phẩm, từ chất lượng nguyên liệu cho đến bao bì. ECOCERT sẽ tiến hành kiểm tra các dây chuyền sản xuất 2 lần/năm để xác nhận việc thực hiện thực tế của tất cả các yêu cầu.
2. COSMOS – Tiêu chuẩn thống nhất của châu Âu
Được đồng thuận phát triển bởi 5 thành viên châu Âu: BDIH (Đức), Cosmebio (Pháp), Ecocer Greenlife (Pháp), ICEA (Ý) và Soil Association (Anh), tổ chức này sử dụng chủ yếu các tiêu chuẩn hữu cơ của Ecocert trên cơ sở:
- Khuyến khích sử dụng thành phần hữu cơ
- Quá trình sản xuất và điều chế an toàn cho môi trường và con người
- Sử dụng và mở rộng khái niệm “hoá chất xanh” (green chemicals)
3. USDA – Tiêu chuẩn của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ - Uỷ ban hữu cơ quốc gia
Ngoài các yêu cầu cơ bản về % thành phần hữu cơ cũng như quy trình sản xuất, USDA rất khắt khe đối với chất bảo quản tổng hợp cũng như các thành phần hoá học sử dụng trong điều chế mỹ phẩm.
4. BDIH – Tiêu chuẩn khắt khe của Đức
Một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới, dành cho các nhà sản xuất Đức. Danh sách các thành phần được phép và cấm sử dụng, yêu cầu trong quá trình sản xuất, các phương pháp bảo quản đều rất nghiêm ngặt. Chỉ cấp chứng nhận sau khi các tổ chức giám sát độc lập đã kiểm tra theo quy trình của BDIH.
5. ACO & BFA – Tiêu chuẩn hữu cơ Úc
ACO là chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc. Trong khi đó BFA (nay đổi thành Australian Organic) là tổ chức lớn nhất đại diện cho nông nghiệp hữu cơ ở Úc và phía nam Thái Bình Dương.
Các chứng nhận hữu cơ là một trong trong các công cụ hữu hiệu đảm bảo bản chất hữu cơ thực tế của sản phẩm. Tuy nhiên, vì vấn đề thời gian, chi phí hoặc quan niệm chống lại sự thương mại hoá các chứng nhận hữu cơ, một số nhãn hàng không có các chứng nhận này dù sản phẩm của họ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn hữu cơ. Trong trường hợp đó, danh sách thành phần, uy tín của nhà sản xuất, nước sản xuất sẽ là các yếu tố tham khảo giúp lựa chọn.
Thêm một điều cần nhớ, chất lượng một sản phẩm mỹ phẩm không chỉ được đánh giá dựa trên việc thành phần của nó có phải hữu cơ hay không, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác như thể loại, chất lượng, nồng độ của thành phần, cách phối hợp các nguyên liệu với nhau trong công thức, v.v. Do đó, sau khi chọn lựa được sản phẩm an toàn, hiệu quả thực tế khi sử dụng sản phẩm chính là thước đo quan trọng nhất của chất lượng.
một số loại mỹ phẩm hữu cơ tốt cho bạn
Với sự kết hợp giữa chiết xuất bí đao thanh mát, 5α-AVOCUTA® được chưng cất phân tử từ dầu quả bơ và TECA™ trích ly từ rau má, thạch dưỡng bí đao với kết cấu mỏng nhẹ tan nhanh vào da giúp mang lại độ ẩm cân bằng, giảm lượng dầu thừa và cải thiện tình trạng mụn
Công dụng Thạch Bí Đao Cocoon 100ml:
- Cung cấp độ ẩm cho da
- Cải thiện tình trạng mụn, làm dịu các vết đỏ lên da
- Kiểm soát lượng dầu tiết ra, ngăn ngừa mụn hình thành
Thành phần chính Thạch Bí Đao Cocoon 100ml
- Chiết xuất bí đao: có tác dụng giúp ngừa mụn trứng cá
- 5α-AVOCUTA®: là một thành phần hoạt chất tự nhiên chiết xuất từ dầu bơ giúp làm dịu da và điều chỉnh sự bài tiết bã nhờn bằng cách ức chế hoạt động của enzyme 5α-reductase
- TECA™: là hoạt chất nổi bật của công ty Seppic - Pháp, đây là tên thương mại của hỗn hợp tinh khiết gồm 3 phân tử đặc trưng trích ly từ rau má là axit asiatic, asiaticoside, axit madecassic. Các phân tử đặc biệt này giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, làm lành làn da, tăng cường sản sinh collagen, từ đó giúp những vết mụn được làm dịu và nhanh lành, đồng thời giảm tình trạng để lại sẹo xấu sau mụn
Cam kết Thạch Bí Đao Cocoon 100ml
- Không Sulfate
- Không Paraben
- Không chứa cồn
- Không dầu khoáng
- Không thử nghiệm trên động vật